Liên kết và thanh công cụ hữu ích khác Trợ_giúp:Điều_hướng

Thanh bên (bên trái)

Ở bên trái của mỗi bài viết là những tùy chọn để người đọc tương tác với bài. Tại đây có liên kết đến các công cụ, và ở một số trang là liên kết đến phiên bản ngôn ngữ khác:

Tùy chọn điều hướng:

Tương tác:

  • Hướng dẫn - trang chính cho mọi hướng dẫn
  • Giới thiệu Wikipedia - lời mở đầu về dự án Wikipedia
  • Cộng đồng - trang chính cho thành viên, giúp thành viên dễ dàng truy cập những trang hữu ích tại Wikipedia
  • Wikipedia:Thảo luận - là nơi thảo luận những vấn đề chung, quan trọng, ảnh hưởng đến Wikipedia tiếng Việt
  • Bàn giúp đỡ - là nơi bạn yêu cầu và nhận được sự giúp đỡ, về các câu hỏi liên quan đến Wikipedia

Công cụ:

  • Các liên kết đến đây - hữu ích để tìm xem những trang nào đang chứa liên kết đến trang này
  • Thao đổi liên quan - những thay đổi tại các trang mà trang này có liên kết đến
  • Tải tập tin lên - tải hình ảnh và các loại tập tin khác lên Wikipedia
  • Các trang đặc biệt - tất cả các chức năng đặc biệt và tùy chọn bảo quản có ở đây
  • Liên kết thường trực - là liên kết thường xuyên đến phiên bản hiện tại của trang
  • Trích dẫn trang này - tạo sẵn một bộ các mẫu trích dẫn lại bài viết, theo các cách khác nhau

In/xuất ra:

  • Tạo một quyển sách - tạo một bộ sưu tập các bài viết
  • Tải về dưới dạng PDF - tạo một phiên bản PDF của trang để đọc khi không có mạng
  • Bản để in ra - hiển thị chính bài viết đó, với hình thức không còn các liên kết điều hướng của trang

Ngôn ngữ khác - nếu một bài viết tồn tại trong phiên bản ngôn ngữ khác, một liên kết đến bài viết đó sẽ xuất hiện ở đây.

Thanh thẻ (bên trên bài viết)

Mỗi bài viết tại Wikipedia gồm có trang nội dung và trang thảo luận tương ứng.

Bạn có thể nhìn ở trên: bài viết "Wikipedia tiếng Việt" gồm có trang "Bài viết" và trang "Thảo luận" là thẻ thứ hai ở ngay bên phải nó. Mỗi cặp trang như vậy được coi là hai trang riêng biệt tại Wikipedia, nhưng được hiển thị gần nhau trên thanh thẻ, để thuận tiện cho người đọc.

Dù bạn đang ở trang bài viết, trang dự án hay trang thảo luận, bạn đều sẽ nhìn thấy một nút có tên gọi "Sửa", một nút "Xem lịch sử" và một nút "Theo dõi" hoặc "Bỏ theo dõi", hay hình ngôi sao cũng chính là nó, và cũng có thể có một nút "Thêm chủ đề".

  • "Sửa" - đây là chiếc chìa khóa để đóng góp cho Wikipedia. Khi bạn nhấn nút này, bạn chuyển từ xem một bài viết hay một thảo luận thành sửa bài viết đó hoặc thêm bình luận vào một thảo luận đang diễn ra.Đôi lúc, các trang quan trọng hoặc có thể bị phá hoại sẽ bị khóa lại, trong trường hợp đó, nút "Sửa" sẽ trở thành nút "Xem mã nguồn", và bạn sẽ không thể sửa đổi bài viết vào thời điểm đó.Sửa đổi trang là rất đơn giản, và bạn sẽ không thể gây hại cho một bài viết nếu như bạn mắc sai lầm khi sửa đổi, bởi vì mọi sửa đổi có thể được hủy bỏ. Đây là một tính năng quan trọng của Wikipedia, cho phép bảo vệ bài viết.
  • "Thêm chủ đề" - thêm một chủ đề vào trang thảo luận mà không làm thay đổi những cuộc thảo luận đã diễn ra từ trước đó.
  • "Xem lịch sử" - tất cả các trang nội dung có thể sửa đổi được tại Wikipedia đều có một trang lịch sử, chứa phiên bản cũ của trang, một bản ghi ngày và giờ (trong giờ UTC) của mỗi sửa đổi, tên người dùng hoặc địa chỉ IP đã thực hiện sửa đổi đó, và tóm lược sửa đổi của họ. Xem Wikipedia:Lịch sử trang để có thêm thông tin.
  • "Theo dõi"/"Bỏ theo dõi" hoặc hình ngôi sao - thêm hoặc xóa một trang khỏi danh sách các trang bạn theo dõi. Bạn có thể xem danh sách theo dõi của mình bằng cách nhấn liên kết "Trang tôi theo dõi" ở đầu trang bên phải. Xem Trợ giúp:Danh sách theo dõi để có thêm thông tin.

Thanh cá nhân/Tùy chọn cá nhân (góc trên bên phải)

Gồm những tùy chọn có liên quan đến tài khoản cá nhân của bạn. Để tạo một tài khoản, bạn chỉ cần chọn một tên người dùng và một mật khẩu. Địa chỉ thư điện tử là tùy chọn, chỉ được dùng cho tính năng gửi thư và tìm mật khẩu.

Trừ khi bạn đã tạo một tài khoản và đăng nhập, bạn sẽ không thể tùy chỉnh các thiết lập Wikipedia cho mình. Gần như mọi biên tập viên kinh nghiệm đều sử dụng một tài khoản để bảo đảm trách nhiệm của mình.

Các tùy chọn cá nhân cũng bao gồm liên kết để xem trang theo dõi của bạn, và những đóng góp mà bạn đã thực hiện.

Giới thiệu
Đóng góp
vào Wikipedia
Sách hướng dẫn
Câu thường hỏi
Mục lục
Làm thế nào
Wikipedia
Mã wiki
Bảng tin nhắn
Nhấn để nhờ giúp đỡ trên trang thảo luận của bạn và một tình nguyện viên sẽ ghé thăm.

Liên quan